Những cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh bố mẹ cần biết
Trẻ em, đặc biệt là những em bé nhỏ thường dễ bị cảm lạnh bởi hệ thống miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn thiện. Khi trẻ bị mắc bệnh, việc chăm sóc đúng cách và kịp thời từ phía cha mẹ là vô cùng quan trọng. Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này, hãy cùng tìm hiểu những cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mà bố mẹ cần biết.
1. Dinh dưỡng cho trẻ bị cảm lạnh mẹ nên biết
Khi trẻ bị ốm, cơ thể sẽ bị suy nhược. Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho con. Bạn hãy lưu ngay một số chất cần thiết và nên tránh dưới đây để chăm sóc cho bé nhà mình một cách tốt nhất.
1.1 Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì?
Khi nhận thấy các dấu hiệu cảm lạnh ở trẻ, ba mẹ cần cung cấp chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để phòng tránh và hỗ trợ quá trình phục hồi đề kháng cho trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ nên biết để bổ sung cho trẻ:
- Cháo hoặc các loại súp: Những món ăn dạng lỏng này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng và tác dụng giải cảm cực kỳ tốt. giúp làm sạch đường hô hấp và giảm tình trạng nghẹt mũi. Bổ sung hành hoặc gừng vào súp hay cháo cũng có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng.
- Rau xanh và hoa quả tươi: Rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt và hoa quả như cam, quýt, kiwi đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Thịt, cá và trứng: Cung cấp cho trẻ nguồn protein từ thịt gà, thịt bò, cá và trứng. Protein giúp tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ bắp.
- Sản phẩm sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa đặc, sữa tươi cung cấp canxi và vitamin D cho trẻ. Điều này giúp hỗ trợ hệ xương và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
- Thức ăn giàu chất chống oxy hóa: Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả dứa, quả mâm xôi, dưa hấu và các loại hạt giống như hạnh nhân, hạt óc chó. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và tăng cường sức đề kháng.
- Nước khoáng: Hãy cho trẻ uống đủ nước để giữ cho cơ thể được giữ ẩm và giảm tình trạng tắc nghẽn mũi.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể: Sử dụng vitamin C mỗi ngày giúp giảm bớt các mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian cảm lạnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vitamin C nhưng bạn nên lựa chọn loại thích hợp nhất với trẻ. Bạn có thể tham khảo hai dạng vitamin C là viên nhai và viên ngậm. Hai dạng này có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, thích hợp với những bé ghét uống thuốc.
1.2 Trẻ bị cảm lạnh không nên ăn gì?
Ngoài ra, vấn đề “Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì?” thì những thực phẩm cần tránh cũng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ cần lưu ý:
- Không nên cho bé ăn thức ăn có nhiều đường, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn vì dễ gây ra triệu chứng buồn nôn, khó tiêu
- Nên tránh cho trẻ ăn các loại đồ ăn cay. Thức ăn cay có thể làm tăng cảm giác khó chịu và kích ứng đường hô hấp.
- Tránh đồ lạnh như kem, đá bào, Jell-O...
2. Những điều bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh
Nhiều bậc cha mẹ chưa biết cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh đã dẫn đến một số hậu quả khôn lường. Vì vậy, cần đặc biệt phải đặc biệt chú ý và tham khảo thông tin từ những nguồn uy tín hay tư vấn có người có chuyên môn. Sau đây là một vài lưu ý nhỏ.
2.1 Không nên lạm dụng thuốc
Thực tế hiện nay, các bậc cha mẹ thường mắc phải một sai lầm rất phổ biến khi điều trị cảm lạnh ở trẻ chính là lạm dụng thuốc. Khi trẻ mới có biểu hiện như ho, sổ mũi, cha mẹ thường vội vàng mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Tuy nhiên, đây là một sai lầm mà các bố mẹ cần thay đổi. Trong trường hợp cảm lạnh thông thường, không cần sử dụng kháng sinh vì chúng chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích sẽ không phát huy hiệu quả, thậm chí còn khiến trẻ bị dị ứng thuốc, gây rối loạn tiêu hóa.
Tương tự, cha mẹ thường cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi trẻ có biểu hiện hơi ấm hoặc sốt nhẹ, trong khi thuốc hạ sốt chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Sử dụng thuốc hạ sốt như thuốc cảm một cách không cần thiết khiến cho trẻ dễ toát mồ hôi và gây cảm lạnh hơn.
Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc ho, sổ mũi cũng là một vấn đề thường gặp. Nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc của người lớn rồi tự ước lượng thuốc cho trẻ, nhưng điều này có thể gây hại cho trẻ. Để sử dụng thuốc ho cho trẻ, cần tư vấn từ thầy thuốc và lựa chọn sản phẩm từ thảo dược, an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt nhất là không tự ý dùng thuốc và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc gây ra tình trạng bệnh trở nặng hơn.
2.2 Không dùng quạt hoặc máy lạnh quá lâu
Khi trẻ bị cảm lạnh và ho, nhiều cha mẹ chăm sóc trẻ bị cảm lạnh bằng cách ngừng sử dụng quạt lạnh và máy lạnh hoặc ngược lại, hoạt động máy lạnh quá lâu để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bố mẹ không cần phải làm như vậy.
Cha mẹ có thể sử dụng chúng như bình thường, với điều kiện không để trẻ ở trong phòng máy lạnh quá lâu và nhiệt độ không được thiết lập quá thấp, tối thiểu là 27 độ C. Nếu sử dụng quạt, hãy đặt chế độ tản gió đều khắp phòng và ở mức độ nhẹ nhất để tránh trẻ bị lạnh hơn. Điều này giúp duy trì sự thoáng mát trong phòng mà không gây khí lạnh trực tiếp vào trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh. Hy vọng những thông tin sẽ giúp các bố mẹ có thêm kiến thức và đưa ra những quyết định thông minh trong việc chăm sóc sức khỏe cho con yêu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
edinet.gov.vn/marquee-behavioralternate-an-toan-thuc-pham-marquee/7-thuc-pham-giup-giam-nhanh-con-dau-do-viem-hong-cmobile10029-73010.aspx
https://suckhoedoisong.vn/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-cham-soc-tre-bi-cam-lanh-16923032510455617.htm
https://www.google.com/url?q=https://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-nen-an-va-nen-tranh-giup-nguoi-benh-cam-cum-nhanh-hoi-phuc-16921101822591353.htm&sa=D&source=docs&ust=1691733824123581&usg=AOvVaw2ptMwZKJOKYHv_t0ydeDlQ
https://www.google.com/url?q=https://suckhoedoisong.vn/co-nen-bo-sung-vitamin-c-khi-bi-cam-lanh-169220401171903833.htm&sa=D&source=docs&ust=1691733824140608&usg=AOvVaw0HgIjLWafshaxnHkLmlODx
CH-20230829-15