Những dấu hiệu cơ thể bạn đang bị thiếu kẽm và cách bổ sung hiệu quả
Kẽm là một vi chất cần thiết cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp phân chia tế bào, tổng hợp ADN, tổng hợp protein. Tuy nhiên không phải ai cũng bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể hằng ngày. Hãy cùng Redoxon tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm và cần bổ sung nhé.
1. Các dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu kẽm bạn cần biết:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Kẽm ảnh hưởng tới các hoạt động tế bào. Thiếu kẽm có thể gây suy giảm và khiến các kháng thể yếu đi làm tổn hại đến hệ miễn dịch. Do đó, người bị thiếu kẽm sẽ dễ bị các nhiễm trùng hoặc nhiễm cúm.
- Tiêu chảy: Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm miễn dịch làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng trong đó có vi khuẩn gây tiêu chảy.
- Rụng tóc và tổn thương da: Kẽm rất cần cho sự phát triển của tế bào. Vì vậy, thiếu kẽm làm suy yếu các tế bào, gây rụng tóc và tổn thương cho da.
- Mất cảm giác ngon miệng và dẫn đến biếng ăn.
2. Thiếu kẽm gây bệnh gì?
Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và còn gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm như:
- Viêm da, dày sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá).
- Chán ăn, chậm phát triển đặc biệt là ở lứa tuổi đang phát triển.
- Các vấn đề về mắt như khô mắt, quáng gà.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tăng nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn.
- Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.
3. Những người cần bổ sung kẽm cho cơ thể
Cơ thể mỗi người khác nhau vì vậy sẽ có những người có nguy cơ cao thiếu kẽm nhiều hơn và cần được chú trọng bổ sung kẽm hằng ngày. Dưới đây là danh sách những người cần lưu ý bổ sung kẽm cho cơ thể:
- Người ăn chay: Đa phần kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Vì vậy, những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.
- Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh thận: Những người này cần một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có thai thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều lượng kẽm hơn.
- Người nghiện rượu: những người nghiện rượu thường khó hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn người bình thường do tổn thương đường ruột vì uống quá nhiều rượu hoặc do kẽm tiết ra nhiều hơn qua nước tiểu.
- Đàn ông trưởng thành: mất đi lượng kẽm nhỏ sẽ khiến đàn ông sụt cân, mắc bệnh vô sinh, vậy nên đàn ông trưởng thành là một trong nhóm người cần phải bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể.
4. Bổ sung kẽm khi bị thiếu kẽm như thế nào?
4.1 Bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa kẽm tự nhiên
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như trai, ngao, sò, hàu; thịt nạc đỏ (heo, bò, cừu), sữa, trứng, ngũ cốc thô, hạt bí ngô, hạt điều và các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo xát trắng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25mg/kg). Ngoài ra, cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít.
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thu. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể.
4.1 Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày bằng các thực phẩm tự nhiên, hãy cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đề kháng nhé. Bạn nên uống kẽm sau bữa ăn vì một số protein, acid amin có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu kẽm. Uống cách xa các loại sữa có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2 giờ để ngăn ngừa tương tác làm cạnh tranh hấp thu, giảm tác dụng của kẽm.
Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng, liều lượng trước khi sử dụng để tránh bị dư thừa kẽm nhé.
Khi dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm, bạn nên dùng thêm vitamin C, A,... vì các chất này sẽ làm tăng sự hấp thụ kẽm, giúp tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang bị thiếu kẽm và cách bổ sung kẽm hiệu quả. Kẽm đóng vai trò quan trọng cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe, vì vậy bạn đừng quên bổ sung kẽm hằng ngày nhé.
Nguồn tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-co-the-bi-thieu-kem-169109878.htm
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-co-the-thieu-kem-16954498.htm
https://suckhoedoisong.vn/nhung-benh-de-mac-khi-thieu-kem-169103634.htm
https://suckhoedoisong.vn/nhung-ai-can-bo-sung-kem-169158276.htm
https://suckhoedoisong.vn/de-khong-bi-thieu-kem-trong-che-do-an-hang-ngay-169108888.htm
https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-khi-thieu-kem-the-nao-169150072.htm
https://solife.vn/product/có-nên-uống-kẽm-và-vitamin-c-cùng-lúc-những-lưu-Ý-khi-uống/190/
CH-20220218-03
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Bạn đang tìm kiếm cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể? Xem thêm các bài viết về chăm sóc hệ miễn dịch.